Ở hạng mục Sản phẩm số xuất sắc, giải nhất thuộc về akaBot của Công ty FPT Software. Giải nhì thuộc về ứng dụng ViettelPay của Tổng công ty Dịch vụ số Viettel và giải ba thuộc về sản phẩm VNPT eKYC của Tập đoàn VNPT.
![]() |
akaBot của Công ty FPT Software đạt giải nhất hạng mục sản phẩm số xuất sắc. Ảnh: Trọng Đạt |
Ở hạng mục Giải pháp số xuất sắc, giải nhất thuộc về OneATS của Công ty Cổ phần Hệ thống Kỹ thuật Ứng dụng ATS. Giải nhì thuộc về AI trợ lý bác sĩ DrAid của Công ty VinBrain và giải ba thuộc về giải pháp nhận dạng ký tự quang học tiếng Việt - OCR của Trung tâm Không gian mạng Viettel.
![]() |
OneATS của Công ty Cổ phần Hệ thống Kỹ thuật Ứng dụng ATS đạt giải nhất hạng mục giải pháp số xuất sắc. Ảnh: Trọng Đạt |
Ở hạng mục Thu hẹp khoảng cách số, giải nhất thuộc về Hệ sinh thái Giáo dục thông minh vnEdu 4.0 của Tập đoàn VNPT. Giải nhì thuộc về sàn thương mại điện tử Vỏ sò của Tổng công ty CP Bưu chính Viettel và giải ba thuộc về nền tảng học trực tuyến Hocmai.vn của Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục.
![]() |
Hệ sinh thái Giáo dục thông minh vnEdu 4.0 của Tập đoàn VNPT đạt giải nhất hạng mục thu hẹp khoảng cách số. Ảnh: Trọng Đạt |
Ở hạng mục Sản phẩm số tiềm năng, giải nhất thuộc về AI Smart Warning của Công ty CP công nghệ HMD Việt Nam và Công ty TNHH công nghệ Asilla Việt Nam. Giải nhì thuộc về hệ thống mô phỏng cơ thể người 3D trong giảng dạy, sử dụng thực tại ảo tăng cường và trực quan hóa dữ liệu lớn của trường Đại học Duy Tân.
![]() |
AI Smart Warning của Công ty CP công nghệ HMD Việt Nam và Công ty TNHH công nghệ Asilla Việt Nam đạt giải nhất hạng mục sản phẩm số tiềm năng. Ảnh: Trọng Đạt |
Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” được tổ chức với mục đích thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm công nghệ số để giải bài toán Việt Nam và tuyên truyền, phổ biến chủ trương phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
Đây cũng là nơi tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, có giá trị thực tế, góp phần phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, kiến tạo quốc gia số tại Việt Nam. Giải thưởng cũng sẽ giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam tới đông đảo người dân và doanh nghiệp
Trọng Đạt
Tại Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2020, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đã đọc thư của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi tới cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
" alt=""/>Công bố giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” năm 2020Bức ảnh em bé chào đời bằng phương pháp sinh mổ do bác sĩ Cao Hữu Thịnh thực hiện trong ngày 1/4. Ảnh: BSCC.
Người này kể, đã quyết định rút ống thở của mẹ không còn cơ hội sống, nhường cho thai phụ. Sau đó, "bác sĩ Khoa" nén nỗi đau mất cha mẹ để tham gia ca mổ bắt con cho thai phụ thành công.
Sau đó, một số tài khoản chia sẻ lại câu chuyện và sử dụng hình ảnh hai em bé để minh họa.
Chiều 8/8, trao đổi với VietNamNet,bác sĩ Cao Hữu Thịnh, đang công tác tại Bệnh viện An Sinh (TP.HCM) nói: “Tôi đã xem qua câu chuyện của 'bác sĩ Khoa' và hình ảnh của hai em bé. Hai bức ảnh đó trên trang cá nhân của tôi, bị cắt ghép vào câu chuyện của họ”.
Bức ảnh em bé trong ca sinh mổ song thai của bác sĩ Cao Hữu Thịnh chụp ngày 21/7. Ảnh: BSCC.
Bức ảnh thứ nhất là ca mổ cho một người phụ nữ mang thai đơn, được bác sĩ Thịnh mổ vào ngày 1/4. Bức ảnh thứ hai là ca mổ bắt con cho sản phụ mang song thai vào ngày 21/7.
“Cả hai ca mổ trên của tôi đều được thực hiện thành công. Các em bé chào đời khỏe mạnh. Sau mổ, các đồng nghiệp đã giúp tôi chụp hình rồi tôi đăng lên trang cá nhân”, bác sĩ Thịnh chia sẻ.
Bác sĩ Thịnh cũng cho biết, khi đọc câu chuyện rút máy thở của cha mẹ nhường cho thai phụ, bản thân anh thấy có nhiều bất thường. Những người làm trong ngành y sẽ nhận ra ngay. Theo quy định, bác sĩ không có quyền rút máy thở của người này cho người kia. Việc làm này phải có hội đồng chuyên môn của bệnh viện đánh giá.
Là bác sĩ sản khoa nhưng anh không quen bác sĩ nào tên Khoa có câu chuyện đã được chia sẻ.
Hình ảnh các em bé do bác sĩ Thịnh đỡ đẻ được sử dụng vào một câu chuyện khác
Liên quan đến câu chuyện trên, trưa 8/8, Sở Y tế TP.HCM khẳng định thông tin lan truyền về trường hợp một bác sĩ rút ống thở của cha mẹ, nhường máy thở cho sản phụ là hư cấu. Sở Y tế đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh làm rõ nguồn gốc bài đăng này để xử lý theo quy định của pháp luật.
Tú Anh
Sở Y tế TPHCM khẳng định thông tin lan truyền về trường hợp một bác sĩ rút ống thở của cha mẹ, nhường máy thở cho mẹ con sản phụ là hư cấu.
" alt=""/>Sự thật bức ảnh hai em bé sinh đôi trong vụ bác sĩ rút máy thởPhép màu sắc đẹp được xem như là phiên bản Việt Nam của chương trình truyền hình thực tế “Let’s Beauty” của Hàn Quốc. "Phép màu sắc đẹp" sẽ lên sóng chương trình đầu tiên vào lúc 13h45 trên VTV3 thứ 7 vào ngày 14/5/2016, phát lại trên VTV4 vào 9h sáng ngày Chủ Nhật.
Phép màu sắc đẹp mất đến gần 2 năm từ việc lên format chương trình và tìm kiếm nhân vật. Đội ngũ sản xuất đã mất nhiều tháng trời vất vả lăn lộn khắp các tỉnh, thành để tìm kiếm những mảnh đời có khiếm khuyết về khuôn mặt nhưng đằng sau đó là ẩn chứa nhiều tài năng.
Sau nhiều tháng trời, từ đăng ký tham gia lẫn tìm kiếm, chương trình đã có được 20 nhân vật tham gia sau cả trăm hồ sơ gửi về. Trong số này không ít những mảnh đời có số phận và hoàn cảnh rất khó khăn khi sinh ra đã mang nhiều căn bệnh quái ác trên khuôn mặt.
![]() |
Chương trình truyền hình thực tế này có tổng số 10 tập phát sóng, 20 nhân vật tham gia sẽ trải qua 3 vòng, vòng 1 là vòng tuyển chọn. Ở vòng này sẽ có 2 nhân vật xuất hiện trong 1 tập, các nhân vật sẽ được ekip bác sỹ tư vấn và đánh giá để lựa chọn ra ai sẽ là nhân vật phù hợp với tiêu chí phẫu thuật thẩm mỹ của chương trình và nhận được gói tài trợ phẫu thuật trị giá 1 tỷ đồng từ nhà sản xuất.
Sau khi được lựa chọn và được tặng gói thẩm mỹ trị giá 1 tỷ đồng, nhân vật sẽ được đưa vào ngôi nhà chung dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của đội ngũ y bác sỹ. Trải qua tất các các xét nghiệm lâm sàng cũng như tư vấn chỉnh sửa, nhân vật sẽ được tiến hành phẫu thuật và có 3 tháng để hồi phục.
" alt=""/>VTV3 sắp lên sóng CT truyền hình thực tế tài trợ 1 tỷ đồng cho mỗi nhân vật